Trang chủ
Bộ môn
Kinh tế tài nguyên môi trường

Giới thiệu

Kinh tế TNMT là một lĩnh vực rất mới trên thế giới và còn xa lạ đối với những nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với định hướng chiến lược phát triển bền vững của nước ta, ngày nay KTTNMT đã và đang trở thành một lĩnh vực quan trọng bên cạnh các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong bảo vệ TNMT và phát triển kinh tế.

Bộ môn KTTNMT thuộc khoa Kinh tế của trường ĐHNL được thành lập năm 2004 với chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế chuyên ngành KTTNMT. Đây là chương trình đào tạo bậc đại học đầu tiên tại Việt Nam về lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của khu vực các tỉnh phía nam.

Nhân sự

Giảng viên của bộ môn được đào tạo, tham gia nghiên cứu tại các trường đại học quốc tế tại Hoa Kỳ, Thụy Điển, Hà Lan, Đức, Balan, Philippines. Các giảng viên của bộ môn gồm có:

  • PGS.TS. Đặng Thanh Hà (Trưởng bộ môn)
  • TS. Đặng Minh Phương (GVC, Phó Giám Đốc Phân hiệu Ninh Thuận)
  • TS. Phan Thị Giác Tâm (GV thỉnh giảng)
  • Th.S Mai Đình Quý (GV, ĐH Gothenburg, Thụy Điển)
  • TS. Phạm Thị Ánh Ngọc (GV, ĐH Wageningen University, Hà Lan)
  • T.S Hoàng Hà Anh (GV, DH Trung Quốc)

Chuyên ngành đào tạo

Mục tiêu của chương trình nhằm đào tạo cử nhân kinh tế tài nguyên – môi trường có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề thuộc kinh tế tài nguyên môi trường ở các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến địa phương như sở Tài nguyên Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các đơn vị trực thuộc sở, các trường, viện nghiên cứu kinh tế xã hội. Một số các cơ quan quản lý nhà nước như Cảnh sát Môi trường, sở Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Ủy Ban ... cũng có nhu cầu cán bộ kinh tế TNMT.

Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có liên quan đến hoạt động khai thác sử dụng, kinh doanh tài nguyên (như tài nguyên đất, nguồn nước, khoáng sản, tài nguyên rừng, thủy hải sản), kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp có các hoạt động liên quan đến sử lý ô nhiễm và quản lý môi trường.

Nghiên cứu khoa học

Ngoài hoạt động giảng dạy, các giảng viên của bộ môn KTTNMT cũng đã tham gia vào nhiều dự án, đề tài nghiên cứu trong nước và quốc tế. Giảng viên bộ môn KTTNMT cũng đã tham gia trong các hoạt động tập huấn chuyên môn, thẩm định dự án, chuyên gia tư vấn cho các dự án trong nước và quốc tế như các dự án nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam của các tổ chức quốc tế như ICRAFT, WWF, IUCN, WINROCK, Danida, EEPSEA, HELVETAS.

Hướng nghiên cứu chính hiện nay

  • Phân tích kinh tế các hệ thống sản xuất nông nghiệp và nông lâm kết hợp.
  • Phân tích kinh tế xã hội và chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên, sx nông nghiệp bền vững khu vực Đông Nam Á và vùng cao Việt Nam.
  • Đánh giá tác động kinh tế xã hội và sinh kế của cơ chế chi trả dịch vụ mội trường; Định giá trị kinh tế tài nguyên môi trường, hệ sinh thái rừng đầu nguồn, đất ngập nước.
  • Phân tích kinh tế môi trường và an toàn thực phẩm.