Giới thiệu
Bộ môn Phát triển Nông thôn là một đơn vị trực thuộc Khoa kinh tế của trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh. Từ năm 2000, Bộ môn đã góp phần cùng với Khoa kinh tế đào tạo khóa đầu tiên tạiViệt Namvề chuyên ngành Phát triển Nông thôn cho sinh viên bậc đại học. Tính đến nay, năm 2018, bộ môn đã và đang tham gia đào tạo trên 17 khóa (thuộc hệ chính quy) và 8 lớp thuộc hệ vừa học vừa làm tại các tỉnh Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Long An và Tp.HCM. Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo này là hơn 1400 người.
Mục tiêu đào tạo
Chương trình này đào tạo ra Cử nhân chuyên ngành Phát triển Nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, phục vụ trong lĩnh vực phát triển nông thôn, cả về hoạt động phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, quản lý kinh tế - xã hội và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Khi học xong chương trình đào tạo này, sinh viên đạt được những mục tiêu cụ thể sau:
PO1: Vận dụng được kiến thức cơ bản và chuyên ngành phát triển nông thôn, trong đó sinh viên được trang bị và đủ khả năng vận dụng vào thực tế các nhóm lý thuyết phát triển, lý thuyết kinh tế và quản lý để giải thích và phân tích được các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.
PO2: Có kiến thức và khả năng phối hợp trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, lập và quản lý dự án, đánh giá tình hình kinh tế xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng, phân tích vấn đề khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cho các đơn vị sản xuất và tư vấn cho các cơ quan/tổ chức xã hội trong công tác quản lý và phát triển nông thôn.
PO3: Có kỹ năng giao tiếp với cộng đồng, tác nghiệm với cộng đồng, kỹ năng làm việc nhóm liên ngành, khả năng nghiên cứu độc lập, sử dụng công nghệ thông tin và tiếng Anh trong công việc
PO4: Có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp, thái độ cầu thị, luôn học tập và nâng cao chất lượng chuyên môn suốt đời.
Chuẩn đầu ra
Để đạt được mục tiêu cụ thể nêu trên, sau khi học xong chương trình này, sinh viên cần đạt được chuẩn đầu ra, bao gồm: chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ
Kiến thức
PLO1: Hiểu và vận dụng được khối kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, lý thuyết kinh tế, lý thuyết phát triển, lý luận chính trị và các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống và hoạt động nghề nghiệp.
PLO2: Vận dụng được các kiến thức chuyên môn để tiếp cận, nhận biết, và phân tích vấn đề, lập kế hoạch, quản lý dự án, quy hoạch phát triển và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế và quản lý phát triển cộng đồng, nông thôn.
PLO3: Phân tích được tình hình kinh tế xã hội của địa phương, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các đơn vị kinh tế, phối hợp và đánh giá các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự thay đổi xã hội nông thôn và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Kỹ năng
PLO4: Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc với cộng đồng hoặc với nhóm chuyên gia liên ngành.
PLO5: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, sử dụng tiếng Anh để đọc, hiểu và biên dịch được các tài liệu nhằm nâng cao trình độ và áp dụng vào thực tiễn công việc.
PLO6: Sử dụng công cụ thảo luận nhóm, tìm kiếm thông tin, điều tra phỏng vấn, phân tích tổng hợp và đánh giá các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
PLO7: Sử dụng thuần thục phần mềm thống kê để phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội, phần mềm quản lý dự án nhằm hỗ trợ cho các hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu.
Thái độ
PLO8: Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước
PLO9: Có thái độ cầu thị và tinh thần học tập suốt đời.
PLO10: Tôn trọng giá trị nghề nghiệpvà lối sống hướng về cộng đồng.
Tương quan mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
Bảng phân loại chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Phát triển nông thôn
|
PLO1 |
PLO2 |
PLO3 |
PLO4 |
PLO5 |
PLO6 |
PLO7 |
PLO8 |
PLO9 |
PLO10 |
PO1 |
|
|
|
|
||||||
PO2 |
|
|
|
|||||||
PO3 |
|
|
|
|
|
|||||
PO4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú |
||||||||||
|
Kiến thức chung |
|
Ý thức |
|||||||
|
Kiến thức nghề nghiệp |
|
Hành vi |
|||||||
|
Kỹ năng chung |
|||||||||
|
Kỹ năng nghề nghiệp |
Việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường Đại học, viện và trung tâm nghiên cứu, hay các cơ quan quản lý nhà nước như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Phòng kinh tế nông nghiệp, Chi cục Phát triển Nông thôn; hoặc các tổ chức Phi chính phủ (NGOs). Ngoài ra, sinh viên cũng có thể làm tư vấn cho các chương trình hoặc dự án phát triển, làm việc ở khu vực tư nhân hay ngành nghề tự do.
Đội ngũ giảng viên
Hiện nay, bộ môn phát triển nông thôn có 2 giảng viên thường trực. Ngoài ra, bộ môn được sự hỗ trợ từ nhiều giảng viên đang làm việc tại Khoa kinh tế (xem trên website của Khoa kinh tế), từ các Phòng Quan hệ Hợp tác Quốc tế, Phòng Tổ chức Cán Bộ, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý chất lượng trực thuộc trường Đại Học Nông Lâm và thỉnh giảng. Tất cả các giảng viên phụ trách môn học chuyên ngành đều có học vị từ thạc sĩ trở lên và hầu hết được đào tạo ở nước ngoài hoặc chương trình liên kết với nước ngoài (Úc, Thụy Điển, Hà Lan, Canada, Phillippin, Pháp, Thái Lan).
Liên lạc
Văn phòng: Phòng PV119 (Khu Phượng Vỹ, ĐH Nông Lâm)
Địa chỉ email và điện thoại liên lạc
Thầy Trần Đức Luân: luantd@hcmuaf.edu.vn 0908.352.490
Cô Trần Thanh Giang: tthanhgiang@hcmuaf.edu.vn 0979.323.469