Nhóm nghiên cứu
    Lê Na;  ĐT: 0936.414219; Email:
lena@hcmuaf.edu.vn
    Phan Thị Lệ Hằng;
    Lê Thành Hưng;
    Trần Minh Dạ Hạnh.

Đề tài: "Nghiên cứu nhận thức của sinh viên Trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh" về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được thực hiện từ tháng 04 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020, nhằm mục tiêu khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN); kiểm định sự khác biệt về nhận thức của sinh viên theo nhóm nhân khẩu học; so sánh kết quả nghiên cứu đạt được với các nghiên cứu trước đây, từ đó đề xuất các hàm ý giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về TNXHDN.

Nghiên cứu thực hiện khảo sát 233 sinh viên khoa Kinh tế của Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, từ kết quả phân tích mẫu khảo sát chỉ ra rằng: Có nhiều nguồn gốc để hình thành ý thức trách nhiệm của con người nhưng tự ý thức là nguồn gốc chính nhất, hơn nữa giai đoạn hình thành nhận thức trách nhiệm là từ 13 đến 35 tuổi. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo và tham gia từ thiện, thiền nguyện ảnh hưởng tới nhận thức trách nhiệm của sinh viên. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên nhận thức rất tốt về 4 thành tố của TNXHDN, cụ thể mức độ nhận thức trung bình của sinh viên về trách nhiệm kinh tế là 3,85 điểm, trách nhiệm pháp lý là 4,19 điểm, trách nhiệm đạo đức là 4,31 điểm và lòng nhân ái là 3,90 điểm (Trên thang đo likert 5 điểm) là khá cao. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải và cs. (2014) khi chỉ ra lòng nhân ái là yếu tố quan trọng thứ ba và trách nhiệm kinh tế là yếu tố ít quan trọng nhất trong 4 thành tố của TNXHDN. Và cũng gần tương đồng kết quả nghiên cứu của Hong, (2007) tại Malaisia khi chỉ ra trách nhiệp pháp lý là quan trọng thứ nhì trong 4 thành tố của THXHDN. Hơn nữa sinh viên đã nhận thức được TNXHDN có tầm quan trọng không những đối với doanh nghiệp mà còn đối với bản thân mỗi người. Mặt khác, qua kiểm định chỉ ra nhận thức của sinh viên về TNXHDN không có sự khác nhau về giới tính, ngành học mà có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo chỗ ở khi học đại học của sinh viên.

Từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức TNXHDN cho sinh viên trong quá trình đào tạo.

Số lần xem trang: 2255
Nhập ngày: 30-07-2021
Điều chỉnh lần cuối: 01-08-2021

Nghiên cứu khoa học / Đề tài Nghiên cứu

Tóm tắt Đề tài: Thực Hành Quyền Sở Hữu Trên Tài Nguyên Đầm Phá: Trường Hợp Xã Quãng Thái, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Tác Động Của Chính Sách Thủy Sản Lên Sinh Kế Của Ngư Dân: Trường Hợp Nghiên Cứu Sinh Kế Của Dân Tại Một Xã Ven Biển (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phát triển sinh kế bền vững cho nông hộ trồng chè tại Bảo Lộc, Lâm Đồng (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP và mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho thịt heo an toàn tại Đồng Nai (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Đánh giá tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh hội nhập (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phân tích và đánh giá hành vi kiểm soát rủi ro về thuế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định đánh bắt xa bờ của ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của nông hộ tại Huyện Đơn Dương Tỉnh Lâm Đồng (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Trường hợp sản xuất cây măng tây tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Trường hợp sản xuất cây măng tây tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (26-08-2021)

Xem thêm ...
/html>