Nhóm nghiên cứu
    Nguyễn Bạch Đằng;  ĐT: 0933.033.790; Email: ngbdang@hcmuaf.edu.vn
    Phạm Thị Hồng Nhung; ĐT:0971.680.980; Email: pthnhung@hcmuaf.edu.vn

Đề tài "Đảm bảo nghề cá: Sự tương tác giữa Nhà nước và Cộng đồng trong bối cảnh suy giảm tài nguyên nhanh chóng"
Những quy định của nhà nước về thủy sản là rất cần thiết trong việc thúc đẩy sự phát triển nông thôn và bảo vệ tài nguyên thủy sản. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đằng (2008) về chính sách thủy sản đã chỉ ra rằng sự thất bại của chính sách này đã góp phần vào sự không ổn định trong sinh kế của ngư dân và sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Theo nghiên cứu này,  sự suy giảm tài nguyên thủy sản không chỉ bởi việc khai thác quá mức trong dài hạn mà còn bởi sự kiện diễn ra một cách nhanh chóng và bất ngờ. Sự cố tràn dầu là một trong những sự kiện dẫn đến sự suy giảm tài nguyên thủy sản một cách nhanh chóng. Rủi ro của những sự cố tràn dầu và những tác hại về môi trường do sự cố tràn dầu gây ra là mối quan tâm hàng đầu của cả người dân và nhà nước.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm lý giải sự khác biệt giữa quy định của nhà nước và việc thi hành chúng trong thực tế ứng cứu sự cố tràn dầu thông qua việc đánh giá những tác động của sự cố tràn dầu lên sinh kế của người dân và tìm hiểu những cách thức mà người dân và nhà nước sử dụng để ứng cứu những sự cố tràn dầu. Để đạt được mục tiêu này, đề tài đã tham khảo các tài liệu liên quan và thu thập tài liệu từ các cơ quan hữu quan. Phương pháp thu thập số liệu bao gồm điều tra mẫu 50 hộ kết hợp với các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) như: thảo luận nhóm, sử các bảng câu hỏi chuẩn bị trước, hoặc các câu hỏi mở.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cố tràn dầu là một trong những vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Những thiệt hại do sự cố tràn dầu thường gồm cả những thiệt hại về cả kinh tế và xã hội. Đặc biệt, người nuôi trồng thủy sản là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự cố tràn dầu. Hậu quả của sự cố tràn dầu là lớn, được thể hiện ngay và rõ ràng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Những lý do gây ra sự thất bại của chính sách thủy sản có thể được sử dụng để giải thích một phần cho sự thất bại của chính sách về ứng phó sự cố tràn dầu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những lý do dẫn đến sự thất bại của kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu bao gồm thiếu kế hoạch chi tiết của cấp cơ sở, sự yếu kém trong việc kiểm tra công nghệ, quy trình sản xuất, tổ chức tập huấn và sự trao đổi thông tin giữa các bên liên quan; sự không phù hợp trong những quy định liên quan đến việc trợ giúp và vai trò của bên nước ngoài, trách nhiệm của các bên có liên quan; sự yếu kém trong việc hợp tác giữa các cấp chính quyền có liên quan và giữa nhà nước với cộng đồng; sự thụ động của cấp cơ sở trong hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu. Đặc biệt, hậu quả do sự cố tràn dầu rất lớn. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm và khoản tiền bồi thường rất quan trọng trong việc khắc phục những thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, hoạt động này lại là một trong những thử thách mà nhà nước đã không thể thực hiện tốt.
Ứng cứu sự cố tràn dầu là vấn đề khó khăn và phức tạp, yêu cầu sự đóng góp và hợp tác tốt giữa các cấp có thẩm quyền và mối liên hệ tốt giữa nhà nước và cộng đồng. Tuy nhiên, sự yếu kém trong những quy định của pháp luật, nguồn nhân lực và phương tiện cho hoạt động ứng cứu thật sự là những thách thức cho quốc gia trong hoạt động ứng cứu sự cố tràn dầu.

Từ khóa: Thủy sản, sự cố tràn dầu, sinh kế, và suy giảm tài nguyên.

 

 

Số lần xem trang: 2140
Nhập ngày: 30-07-2021
Điều chỉnh lần cuối: 01-08-2021

Nghiên cứu khoa học / Đề tài Nghiên cứu

Tóm tắt Đề tài: Thực Hành Quyền Sở Hữu Trên Tài Nguyên Đầm Phá: Trường Hợp Xã Quãng Thái, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Tác Động Của Chính Sách Thủy Sản Lên Sinh Kế Của Ngư Dân: Trường Hợp Nghiên Cứu Sinh Kế Của Dân Tại Một Xã Ven Biển (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phát triển sinh kế bền vững cho nông hộ trồng chè tại Bảo Lộc, Lâm Đồng (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP và mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho thịt heo an toàn tại Đồng Nai (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Đánh giá tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh hội nhập (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phân tích và đánh giá hành vi kiểm soát rủi ro về thuế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định đánh bắt xa bờ của ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của nông hộ tại Huyện Đơn Dương Tỉnh Lâm Đồng (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Trường hợp sản xuất cây măng tây tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (26-08-2021)

Tóm tắt Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Trường hợp sản xuất cây măng tây tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (26-08-2021)

Xem thêm ...
/html>