Nhóm nghiên cứu
Trần Hoài Nam; Email: hoainam@hcmuaf.edu.vn
Trần Độc Lập; Email: tdlap@hcmuaf.edu.vn
Lê Vũ; Email: levu@hcmuaf.edu.vn
Nguyễn Minh Tôn; Email: nguyenminhton@hcmuaf.edu.vn
Nguyễn Văn Cường; Email: nguyenvancuong@hcmuaf.edu.vn
Đỗ Minh Hoàng; Email: dominhhoang@hcmuaf.edu.vn
Đề tài: “Đánh giá tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh hội nhập” được thực hiện từ tháng 5/2016 đến tháng 4/2017. Mục tiêu của đề tài này là nhằm phân tích thực trạng phát triển ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng; qua đó đánh giá lợi thế so sánh của ngành chăn nuôi bò sữa trong bối cảnh hội nhập tại; từ đó gợi ý một số chính sách nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trong điều kiện hội nhập tại tỉnh Lâm Đồng.
Để đạt được mục tiêu đề tài nghiên cứu đã sử dụng chỉ số DRC và ma trận SWOT để ước tính lợi thế so sánh cũng như phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, phương pháp ước lượng hàm sản lượng tối đa (frontier production fuction) được sử dụng để ước tính hiệu quả kỹ thuật của các hộ chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Lâm Đồng là một tỉnh có nhiều thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa. Ngoài các yếu tố về lao động, khí hậu và thổ nhưỡng thì việc tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp cho chăn nuôi đã làm giảm đáng kể chi phí trong sản xuất sữa. Bên cạnh những ưu thế, chăn nuôi bò sữa trong tỉnh còn gặp một số trở ngại như quy mô nhỏ lẻ (tập trung ở quy mô dưới 10 con/hộ), thiếu vốn đầu tư, năng suất sữa còn thấp. Vì vậy, hiện tại ngành chăn nuôi bò sữa của tỉnh hầu như không có lợi thế so sánh với tỷ số DRC/SER = 1,34 >1. Mặt khác, hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được của nhóm hộ điều tra là 88,47% nghĩa là với mức đầu vào hiện đang sử dụng thì năng suất bình quân thực so với mức năng suất tối đa mới chỉ đạt 88,47%. Năng suất cho sữa chịu ảnh hưởng của các biến thức ăn xanh, thức ăn tinh và trình độ học vấn. Trong khi hiệu quả kỹ thuật của nông hộ chịu tác động của các biến trình độ học vấn, qui mô chăn nuôi, tuổi và kinh nghiệm.
|
Số lần xem trang: 2498
Nhập ngày: 26-08-2021
Điều chỉnh lần cuối: 26-08-2021
Nghiên cứu khoa học / Đề tài Nghiên cứu
Tóm tắt Đề tài: Thực Hành Quyền Sở Hữu Trên Tài Nguyên Đầm Phá: Trường Hợp Xã Quãng Thái, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Tác Động Của Chính Sách Thủy Sản Lên Sinh Kế Của Ngư Dân: Trường Hợp Nghiên Cứu Sinh Kế Của Dân Tại Một Xã Ven Biển (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Phát triển sinh kế bền vững cho nông hộ trồng chè tại Bảo Lộc, Lâm Đồng (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP và mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho thịt heo an toàn tại Đồng Nai (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Phân tích và đánh giá hành vi kiểm soát rủi ro về thuế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định đánh bắt xa bờ của ngư dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất rau an toàn của nông hộ tại Huyện Đơn Dương Tỉnh Lâm Đồng (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Trường hợp sản xuất cây măng tây tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp: Trường hợp sản xuất cây măng tây tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (26-08-2021)
Tóm tắt Đề tài: Phân tích tác động của các nhân tố đến chất lượng hoạt động liên kết trong sản xuất rau tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng (26-08-2021)
Xem thêm ...