I.   MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1 Mục tiêu đào tạo.

 Mục tiêu chung:

Người học sau khi tốt nghiệp sẽ đạt được

Trang bị kiến thức, kỹ năng, và thái độ để trở thành nhà quản trị trong lĩnh vực quản trị kinh doanh tổng hợp

Đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trường.

Vận dụng sáng tạo kiến thức vào công tác quản trị điều hành doanh nghiệp như: nghiên cứu, sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ và các nguồn lực khác.

Mục tiêu cụ thể:

Từ mục tiêu chung, chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh có các mục tiêu cụ thể (viết tắt là POs) sau:

PO 1: Ứng dụng tốt kiến thức cơ bản, cơ sở, và chuyên ngành trong lĩnh vực quản trị kinh doanh

PO 2: Phát triển kỹ năng chuyên môn, phân tích, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, áp dụng có hệ thống kiến thức trong công việc, nghiên cứu, và phương thức quản lý.

PO 3: Phát triển và sử dụng có hiệu quả các kỹ năng giao tiếp, làm việc độc lập, làm việc nhóm, kỹ năng tự nghiên cứu để làm việc, học tập, và nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

PO 4: Có khả năng nắm bắt các nhu cầu xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp, và khả năng học tập suốt đời.

1.2.  Chuẩn đầu ra

        1.2.1.  Kiến thức (Knowledge)

Kiến thức chung (General knowledges)

PLO 1: Vận dụng kiến thức toàn diện về khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội, vào lĩnh vực ngành quản trị kinh doanh.

Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowledges)

PLO 2: Áp dụng các lý thuyết ngành quản trị kinh doanh để hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình ra quyết định.

PLO 3: Vận dụng các lý thuyết quản trị vào quản trị doanh nghiệp, xây dựng và vận hành hệ thống sản xuất kinh doanh và đề ra các chiến lược phát triển.

PLO 4:  Phân tích và nhận diện các cơ hội và rủi ro kinh doanh, nhạy bén nắm bắt cơ hội để phát triển.

                 1.2.2. Kỹ năng (Skill)

Kỹ năng chung (Generic skills)

PLO 5: Khả năng lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, con người, và các nguồn lực khác.

PLO 6: Năng lực lập luận, tư duy có hệ thống; làm việc độc lập, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề hiệu quả.

PLO 7: Khả năng giao tiếp, thuyết trình, và viết báo cáo tốt.

PLO8:  Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học phục vụ công việc chuyên môn.

Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)

PLO 9: Thống kê, xử lý, và phân tích dữ liệu ngành quản trị kinh doanh hỗ trợ quá trình ra quyết định.

PLO 10: Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động chuyên môn.

PLO 11: Khả năng tư duy sáng tạo trong quyết định và thực hiện quyết định để xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

PLO 12: Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, và quản trị nguồn lực hiệu quả.

1.2.3. Thái độ (Attitude)

    Ý thức (Awareness)

PLO 13: Chấp hành pháp luật, có tinh thần trách nhiệm với công việc, xã hội, và cộng đồng.

    Thái độ (Attitudes)

PLO 14: Trau dồi chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

PLO 15: Tự học tập và nâng cao trình độ suốt đời.

1.3.  Ma trận chương trình đào tạo – chuẩn đầu ra

       Bảng 1. Phân loại chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh

POs

PLOs

01

02

03

04

05

06

07

08

09

10

11

12

13

14

15

01

1

4

4

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

02

 

 

 

 

 

 

 

 

5

5

5

5

 

 

 

03

 

 

 

 

2

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

04

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

6

6

     Ghi chú:

1: Kiến thức chung (General knowledges)

2: Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowledges)

3: Kỹ năng chung (General skills)

4: Kỹ năng nghề nghiệp (Professional skills)

5: Ý thức (Awareness)

6: Hành vi (Attitudes)

   1.4 Khung chương trình đào tạo

 

 

Số lần xem trang: 2704
Nhập ngày: 30-08-2018
Điều chỉnh lần cuối: 07-12-2019

Chuyên ngành ĐT / Đại học / Quản trị kinh doanh tổng hợp

logolink

/html>