MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

 1. Mục tiêu chung (Goals): 

Chương trình này đào tạo ra Cử nhân chuyên ngành Phát triển Nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, phục vụ trong lĩnh vựcphát triển nông thôn, cả về hoạt động phối hợp chuyển giao khoa học kỹ thuật, nghiên cứu, quản lý kinh tế -  xã hội và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể (Program objectives):

Khi học xong chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

 PO1: Vận dụng được kiến thức cơ bản và chuyên ngành phát triển nông thôn, trong đó sinh viên được trang bị và đủ khả năng vận dụng vào thực tế các nhóm lý thuyết phát triển, lý thuyết kinh tế và quản lýđể giải thích và phân tích được các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.

PO2: Có kiến thức và khả năng phối hợp trong công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, lập và quản lý dự án, đánh giá tình hình kinh tế xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng, phân tích vấn đề khó khăn và đề xuất giải phápphát triển kinh tế cho các đơn vị sản xuất và tư vấn cho cáccơ quan/tổ chức xã hội trong công tác quản lý và phát triển nông thôn.

PO3: Có kỹ năng giao tiếpvới cộng đồng, tác nghiệm với cộng đồng, kỹ năng làm việcnhóm liên ngành, khả năng nghiên cứu độc lập, sử dụng công nghệ thông tin và tiếng Anh trong công việc

PO4: Có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp, thái độ cầu thị, luôn học tập và nâng cao chất lượng chuyên môn suốt đời.


CHUẨN ĐẦU RA(Program Learning Outcomes)

Để đạt được mục tiêu cụ thể nêu trên, sau khi học xong chương trình này, sinh viên cần đạt được chuẩn đầu ra, bao gồm: chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

II. 1 Kiến thức(Knowledge)

Kiến thức chung (General knowledges)

PLO1: Hiểu (Comprehen) và vận dụng (Apply) được khối kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, lý thuyết kinh tế, lý thuyết phát triển, lý luận chính trị và các tri thức khoa học vào thực tiễn đời sống và hoạt động nghề nghiệp.

Kiến thức nghề nghiệp (Professional knowledges)

PLO2: Vận dụng (Apply) được các kiến thức chuyên môn để tiếp cận, nhận biết, và phân tích (Analysis) vấn đề, lập kế hoạch, quản lý dự án, quy hoạch phát triển và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế và quản lý phát triển cộng đồng, nông thôn.

PLO3: Phân tích (Analysis) được tình hình kinh tế xã hội của địa phương, các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các đơn vị kinh tế, phối hợp và đánh giá các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ, sự thay đổi xã hội nông thôn và đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp và nông thôn.

II.2 KỸ NĂNG(Skills)

Kỹ năng chung (General Skills)

PLO4: Vận dụng được các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc với cộng đồng hoặc với nhóm chuyên gia liên ngành.

PLO5: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, sử dụng tiếng Anh để đọc, hiểu và biên dịch được các tài liệu nhằm nâng cao trình độ và áp dụng vào thực tiễn công việc.

Kỹ năng nghề nghiệp (Profesional Skills)

PLO6: Sử dụng công cụ thảo luận nhóm, tìm kiếm thông tin, điều tra phỏng vấn, phân tíchtổng hợp và đánh giá các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

PLO7: Sử dụng thuần thục phần mềmthống kê để phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội, phần mềm quản lý dự án nhằm hỗ trợ cho các hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu.

II.3 THÁI ĐỘ(Attitude)

Ý thức (Awareness)

PLO8: Có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước 

PLO9: Có thái độ cầu thị và tinh thần học tập suốt đời.

Hành vi (Attitudes)

PLO10: Tôn trọng giá trị nghề nghiệpvà lối sống hướng về cộng đồng.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

Số lần xem trang: 2735
Nhập ngày: 04-10-2019
Điều chỉnh lần cuối: 07-12-2019

Chuyên ngành ĐT / Đại học / Phát triển nông thôn

logolink

/html>